Bugi là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống đánh lửa của ô tô, giúp kích hoạt quá trình đốt cháy nhiên liệu. Vì vậy, việc vệ sinh bugi định kỳ và đúng cách là rất quan trọng. Đảm bảo hoạt động hiệu quả và tiết kiệm nhiên liệu của xe hơi.
Bugi là gì?
Bugi là chi tiết cuối cùng của hệ thống đánh lửa của ô tô. Môi trường làm việc của bugi rất khắc nghiệt. Tần suất làm việc cao và chi phối rất nhiều đến hiệu suất của động cơ. Vậy nên Bugi được tạo ra phải đáp ứng được các yêu cầu như: có độ bền cơ học cao, chịu nhiệt tốt, tia lửa mạnh, chịu được áp suất cao.
Nó được sử dụng để tạo ra điện cực và tạo ra lửa để kích hoạt quá trình đốt cháy nhiên liệu trong buồng đốt của động cơ.
Tại sao cần vệ sinh Bugi ô tô thường xuyên
Tăng hiệu suất động cơ
Bugi ô tô là bộ phận giúp tạo ra điện cực và tạo ra lửa để kích hoạt quá trình đốt cháy nhiên liệu trong buồng đốt của động cơ. Nếu bugi bị bám bụi bẩn, tro hoặc các cặn tích tụ khác, nó sẽ gây khó khăn cho quá trình đốt cháy nhiên liệu và giảm hiệu suất động cơ.
Việc vệ sinh bugi định kỳ sẽ giúp cải thiện hiệu suất đốt cháy và tăng hiệu suất động cơ.
Tiết kiệm nhiên liệu
Khi bugi không hoạt động hiệu quả, động cơ sẽ tốn nhiều nhiên liệu hơn để duy trì hiệu suất. Việc vệ sinh bugi định kỳ sẽ giúp cải thiện hiệu suất đốt cháy và tiết kiệm nhiên liệu.
Tăng tuổi thọ của bugi
Bugi là một bộ phận cần thay thế định kỳ theo lịch bảo trì của nhà sản xuất. Tuy nhiên, việc vệ sinh bugi định kỳ có thể kéo dài tuổi thọ của bugi và giúp giảm chi phí bảo dưỡng xe hơi.
Đảm bảo an toàn
Bugi không hoạt động hiệu quả có thể làm giảm độ ổn định của động cơ. Dẫn đến tình trạng rung lắc, tiếng kêu lạ hoặc động cơ khó khởi động. Nếu không được vệ sinh định kỳ, bugi còn có thể gây ra tình trạng điện giật hoặc cháy nổ, đe dọa đến an toàn của người sử dụng và xe hơi.
Giảm khí thải độc hại
Khi bugi không hoạt động hiệu quả, động cơ sẽ tốn nhiều nhiên liệu hơn. Tăng khí thải độc hại ra môi trường. Vì vậy, việc vệ sinh bugi định kỳ sẽ giúp giảm khí thải độc hại ra môi trường.
Cách kiểm tra và bảo dưỡng Bugi
Việc bảo dưỡng bugi ô tô nên được làm theo định kỳ. Điều này giúp nhận biết được tình trạng hoạt động của động cơ. Và để kịp thời hiệu chỉnh, giúp động cơ đạt được hiệu quả làm việc tốt nhất.
Màu sắc ở điện cực bugi có thể giúp bạn nhận biết được tình trạng hoạt động của động cơ xe. Ta có thể dựa vào màu sắc trên Bugi để bắt bệnh mà nó đang gặp phải một cách dễ dàng.
Bugi mới sẽ có đầu đánh lửa màu đỏ gạch hoặc nâu nhạt. Đây là màu sắc nguyên bản của nó. Nếu Bugi trên chiếc xe bạn đang có màu này thì chứng tỏ nó còn hoạt động rất tốt, không bị bất kỳ vấn đề gì.
Đầu Bugi có màu trắng hoặc đen, báo hiệu tỉ lệ hòa chế giữa không khí và xăng đang gặp vấn đề.
Nếu là màu trắng thì không khí đang có tỉ lệ cao hơn xăng và ngược lại màu đen tỉ lệ xăng lớn hơn thể tích không khí. Đây có thể là những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bugi đánh lửa yếu
Với những Bugi cũ, nên thay bugi sau khoảng 40.000km hoặc 2 năm sử dụng. Còn với những mẫu xe đời mới được trang bị hệ thống vi tính điều khiển phun xăng và đánh lửa thì tuổi thọ của bugi sẽ cao hơn.
Các bước vệ sinh Bugi chuẩn yêu cầu kỹ thuật
Bước 1: Tháo bỏ Bugi
Chờ động cơ nguội và tháo Bugi ra khỏi động cơ. Dùng vòi xịt và khăn, lau sạch bụi bẩn bám xung quanh bề mặt Bugi. Sử dụng khóa tuýp hoặc cờ lê chuyên dụng với Size ren phù hợp, xoay ngược kim đồng hồ để tháo Bugi ra khỏi động cơ.
Bước 2: Làm sạch Bugi và kiểm tra
Sau khi đã lấy được Bugi ra ngoài. Bạn cần làm sạch nó bằng xăng hoặc các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng. Cần phải tiến hành cẩn thận, chánh làm va chạm tới bề mặt vỏ cách điện cũng như dẫn điện của nó.
Bên cạnh đó, khi vệ sinh bugi bạn cũng cần làm sạch lớp than cacbon bám ở các điện cực của bugi và điều chỉnh lại khe hở đánh lửa giữa hai điện cực.
Sau khi bugi đã khô, tiến hành kiểm tra khe hở giữa chấu mát với phần điện cực (+) ở bộ phận trung tâm.
Bước 3: Lắp hoàn trả vào động cơ
Sau khi đã làm sạch, lau khô, kiểm tra Bugi kỹ càng. Tiến hành lắp hoàn trả nó vào động cơ trong xe.
Gắn chắc chắn kết nối với toàn bộ hệ thống đánh lửa như lúc đầu.
Nổ máy đề để kiểm tra hoạt động của Bugi sau khi lắp. Nếu động cơ nổ ngay chứng tỏ Bugi hoạt động hoàn hảo. Ngược lại bạn cần xem xét lại toàn bộ quy trình lắp đặt vừa thực hiện.
Lưu ý khi kiểm tra và bảo dưỡng bugi
Lưu ý khi thay thế bugi phải chờ động cơ xe ô tô nguội hẳn. Cùng với đó, nên tránh giật mạnh dây cắm vì dễ làm đứt dây hoặc toạc đầu bọc bugi.
Trước khi tháo các bugi ra, cần lau sạch các vết bẩn dính xung quanh.
Nên vặn bugi ra bằng khóa tuýp chứ không nên dùng dụng cụ vận hành bằng khí nén. Nếu răng bugi không ăn khớp với răng lỗ vặn, bugi sẽ không xoáy chặt vào trong và dẫn tới các răng sẽ dễ bị hư.
Trên đây là các bước vệ sinh Bugi đúng cách đơn giản. Bạn có thể vận dụng vào đó để tự tay bảo dưỡng, vệ sinh Bugi cho chiếc xe của mình.